Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Con Đường Tìm Lại Chính Mình

                    THIỀN TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI

LỚP THIỀN TẠI CHÙA NGŨ SƠN HUYỆN THẠCH THẤT




 





Thưa Quý Vị
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phải chăng là ngồi thiền để khai thông trí tuệ, diệt trừ chấp ngã, tìm lại chính mình, tăng sức khỏe đẩy lùi bệnh tật…… nhưng ngồi thiền như thế nào thì lại là cả một vấn đề cần phải bàn. Theo tôi được biết trong bốn oai nghi Thiền chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là :Đi, Đứng, Nằm Ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, Tôi biết chỉ có ngồi là tốt hơn cả. Tại sao lúc bình thường tâm luôn khởi nghĩ điều tạp niệm. Chẳng những nó liên tục trong lúc bình thường, mà ngay cả khi sắp vào giấc ngủ, mình muốn không mà nó vẫn cứ nghĩ lung tung. khi nào mệt mỏi quá nó mới chịu nghỉ cho mình ngủ. Như vậy lâu nay chúng ta bị các thứ vọng tâm đó che đậy lôi kéo mãi. Theo Nguyễn Tuyến nhận biết thì tất cả chúng sinh luân hồi sinh tử là do nghiệp dẫn, mà nghiệp từ đâu ra? Từ thân, khẩu, ý. Tuy nói ba nghiệp nhưng thật tình ý nghiệp là chủ. Nếu ý nghĩ tốt thì thân làm tốt, miệng nói tốt; ý nghĩ xấu thì thân làm xấu, miệng nói xấu.Nên ý là chủ động. Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt. Tất cả sự phân biệt hơn thua ghen ghét đố kỵ đều từ ý mà ra. Ý nghĩ tốt, ý nghĩ xấu, ý nghĩ phải, ý nghĩ quấy phá v. v… Lâu nay chúng ta mê lầm cho ý đó là tâm mình và để cho nó chỉ huy, dẫn mình đi trong luân hồi sinh tử. Chừng nào lặng những thứ suy nghĩ ấy, ta mới nhận ra mình vẫn nghe, biết phân biệt rõ ràng mà không có sự can thiệp của ý. Đây chính là cái biết chân thật hiện tiền sẵn có của mình. Nhưng vì bình thường chúng ta chạy theo vọng tâm nên quên mất nó. Cái biết này không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì làm sao luân hồi? Cho nên tu là để giải thoát sanh tử.Muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng hết các nghiệp, trước nhất là ý nghiệp, vì ý chủ động.Vì vậy mục đích chúng ta ngồi Thiền là để cho ý lặng.Ý lặng rồi thì cái tốt sẽ hiện ra, chứ không phải mất mình, là mà Tìm Lại Chính Mình.Tâm chân thật ấy không tướng, không động. Còn ý do duyên theo bóng dáng của ngoại cảnh như người vật mà có. Trọng tâm tu Thiền của chúng ta là để trở về với cái chân thật của mình. Theo tôi nghĩ chúng ta như người cỡi trâu đi tìm trâu hay cõng Phật đi cầu Phật, cứ cầu Phật ở ngoài mà quên đi ông Phật thật mình đang có, cõng chúa đi cầu chúa, cứ cầu chúa ở trên thiên mà quên đi chúa thật là bản than mình.Đó là cái lầm đáng thương. Dưới con mắt của tôi, chúng ta không phải tìm Phật hay chúa ở đâu, mà chính tâm mình là tâm Phật, tâm Chúa. Nhưng tâm đó hiện giờ đang bị những thứ nghĩ suy, phân biệt, hơn thua, Ghen ghét đố kỵ che mờ mắt.Cho nên chúng ta phải dẹp tâm xấu đó để tâm thật hiện ra. Cũng như mặt trăng sáng trên hư không bị áng mây đen che nên tối. Nếu nhiều áng mây liên tục che như vậy thì chúng ta không thể nào thấy mặt trăng được. Ta không thấy mặt trăng, chứ không phải không có mặt trăng. Cũng như ta không thấy được Phật hay chúa của mình, chớ không phải trong ta không có Phật có chúa. Tu Thiền chính là để dừng tâm lắng xuống.Lâu nay nó làm chủ mình, bây giờ ta giành quyền làm chủ lại nó. Không chạy theo nó nữa thì nó phải dừng. Chúng ta làm chủ được ý niệm lung tung đó là chúng ta làm chủ được nghiệp. Ngược lại, nếu để nó làm chủ mình thì khi nhắm mắt nó dẫn mình đi đâu mình cũng phải chạy theo nó, không cưỡng lại được. Vì vậy ý nghĩa của ngồi thiền rất quan trọng. Ngồi thiền để làm Phật, làm chúa chứ không phải ngồi thiền để chơi, Thiền là thu năng lượng,khai trí tuệ, tẩy trừ độc tố ra khỏi cơ thể, thiền cho khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật. Ngồi thiền là từng bước dừng nhân tạo nghiệp.Nhân tạo nghiệp thiện thì được nghiệp thiện.Nghiệp thiện thì giải thoát sinh tử.Khi được với nghiệp đó thì chúng ta không còn khổ trong luân hồi nữa.Đó là chỗ cứu kính của việc tu tập Thiền. Chúng ta thường xem người điên là những người đáng thương, nhưng không ngờ mình lại giống hệt người điên.Bởi vì những chuyện đâu đâu cứ lảm nhảm trong đầu cả ngày lẫn đêm.Người điên nói ra miệng, còn mình thì nói thầm thầm bên trong. Hết chuyện này tới chuyện kia, chuyện gì mình cũng nghĩ được, cũng nhớ được. Cứ như vậy mà lảm nhảm suốt ngày, không yên được một phút nào.Nghĩ nhiều, suy tính nhiều thì nặng đầu, như vậy tự mình làm khổ mình, chớ có ai làm khổ mình đâu đâu. Bây giờ chúng ta chưa dừng được hoàn toàn những thứ nghĩ tạp nham ấy, nhưng nếu làm chủ được phần nào, đầu mình nhẹ chừng đó.Người suy nghĩ nhiều thì có nhiều chuyện, có khi những chuyện không đáng nghĩ vẫn cứ nghĩ luẩn quẩn mãi, đến chừng có chuyện cần phải nghĩ thì nghĩ không ra. Con người thường kỳ lạ như vậy.


   



Chỉ khi nào những thứ nghĩ lộn xộn dừng lại, tâm thanh thản thì trí tuệ mới sáng, chừng đó cần nghĩ là ta nghĩ được ngay. Cho nên nhiều người nói “Con có lỗi khi ngồi thiền thường giải quyết những vấn đề mà ở ngoài chưa giải quyết được”. Vì giải quyết được nên cứ ngồi đó giải quyết hoài, thành ra quên tu. Đó là một lẽ thật. Tại vì khi ngồi thiền, tâm hơi yên một chút, bỗng nhớ lại vấn đề trước kia mình bế tắc, bây giờ tự nhiên sáng ra, thấy rất rõ. Thấy hay quá, nên mình lo giải quyết mà quên mất mục đích chính của mình là ngồi cho tâm yên.
Như vậy để thấy rằng mục đích tu của chúng ta là để tâm được tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trí sáng. Như nước ở dưới hồ đục, chúng ta múc đổ vào thùng.Sau một thời gian từ sáng đến chiều, nước lắng lại trở nên trong. Nước trong không phải chỉ do mình lắng, mà bản chất của nước là trong. Nó đục là vì lẫn những cặn bã li ti.Cặn dừng lại, lắng xuống thì nước trong trở lại.Mặt nước đục thì cảnh không hiện được. Mặt nước trong mới hay hiện rõ tất cả cảnh bên ngoài. Nước trong tức là sáng, nước đục tức là tối.
Chúng ta ngồi thiền là để lắng những cặn bã trong tâm xuống. Cặn bã lặng rồi thì tâm an. Tâm an thì trí sáng. Đó là kết quả gần nhất của việc ngồi thiền.Còn kết quả xa, kết quả cuối cùng là giải thoát sanh tử.Người tu mà không chịu ngồi thiền là một thiệt thòi lớn.Bởi vì tâm hỗn loạn không yên thì nghiệp dẫn hoài.Nghiệp dẫn thì phải trầm luân sinh tử không có ngày cùng.
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ. Thường mỗi khi chúng ta nghĩ tới người mình ghét thì mặt cau lại, nghĩ tới người mình giận thì mặt đỏ lên, nghĩ tới người mình thương thì tự nhiên muốn rơi nước mắt v. v… Cứ như vậy nên cả ngày gương mặt chúng ta thay đổi không biết bao nhiêu lần. Chỉ khi không nghĩ gì hết thì gương mặt mình mới bình thản, an nhiên, tươi tỉnh. Đó là lợi ích cụ thể, gần nhất của người tu thiền.
Tâm đã an thì tự nhiên thân ít bệnh. Người có mối sầu lo trong tâm, thân rất dễ sinh bệnh.Bệnh sầu lo các bác sỹ sợ lắm, vì dù có thuốc hay cũng không trị nổi.Chỉ biết tu thì sầu lo mới giảm, mới dứt được.Đó là một lẽ thật.Hiểu như vậy mới thấy giá trị của việc ngồi thiền. Người không hiểu thường hay phê bình: “Làm gì mà ngồi lim dim hoài! ”Có nhiều người chỉ trích rằng, Nguyễn Tuyến dạy Thiền sinh không làm gì hết, cứ ngồi lim dim lim dim suốt ngày thật vô ích.Người nhìn cạn thấy ngồi thế như vô ích, nhưng sự thật đó là việc làm hết sức quan trọng.
Chúng ta suốt ngày hay suốt đời cứ chạy ra ngoài mà chưa bao giờ nhìn lại mình. Khi nhìn lại rồi mới thấy mình là cái gì, mới biết những tạp niệm tự sinh tự diệt chứ không phải thật mình.
Lâu nay do mê lầm, chúng ta nhận đó là mình. Đến khi cái sinh diệt ấy dừng lại, ta mới nhận ra được còn có một cái tối quan trọng, không sinh không diệt, luôn tỉnh sáng và hiện hữu bên mình. Đây mới chính thật là mình. Nhận ra như thế là tìm lại được trân bảo nhà mình( Tìm Lại Được Chính Mình) từ lâu đã quên mất. Một việc làm như vậy mà có thể nói vô ích được sao!
Ở đây, Nguyễn Tuyến chỉ nói khái lược về ý nghĩa và lợi ích của việc tu tập Thiền như thế thôi. Quí vị muốn biết hết giá trị của nó thì hãy từng bước đi vào thực tập ngồi Thiền Truyền Thống Hà Nội.Chừng ấy, như người uống nước nóng lạnh tự biết dần dần, đâu thể nói thấu là thấu ngay được.
                                                      Nguyễn Tuyến